Chay: đắp vết thương để rút mủ
Chay – Artocarpus lakoocha Roxb., thuộc họ Dâu tằm – Moraceae.
Mô tả
Cây gỗ cao 10m, thân to đến 40cm, cành non có lông nâu. Lá có phiến dài 20 – 40cm, rộng 17 – 20cm, nhám, đầu tròn, gốc tù, mép có răng nhỏ, gân phụ 9 – 15 cặp, rất lồi ở mặt dưới; cuống lá 1,5 – 2,5cm, có lông nâu. Cụm hoa đực (Dái đực) to 1,5 x 1cm trên cuống ngắn. Quả vàng, to bằng quả trứng vịt, có u không đều; hột xoan, dài 1cm.
Bộ phận dùng
Vỏ và hạt – Cortex et Semen Artocarpi Lakoochae.
Nơi sống và thu hái
Loài của Ân Độ, Mianma, Thái Lan, Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang ở Lào Cai, Thanh Hoá. Cũng được trồng ở một số nơi; ở Thảo cầm viên TP Hồ Chí Minh có trồng.
Thành phần hoá học
Quả chứa các hợp chất polyhydric phenolic 2:4:3,:5,-tetrahydroxy-stilbeine. Vỏ thân chứa 2 triterpen kết tinh là lupeol và acetat □-amyrin.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Ở Ấn Độ, hạt dùng làm thuốc xổ; vỏ cây dùng tán bột đắp vết thương để rút mủ, hoặc pha thuốc đắp mụn nhọt và các vết nứt nẻ ở da. Ở Thái Lan gỗ, quả Chay sắc nước uống dùng trị giun như giun kim, giun đũa, sán xơ mít và dùng ngoài trị ghẻ.
Để lại một bình luận