Cậm cò: điều kinh dịch
Cậm cò, Giáng cua – Viburnum colebrookianum Wall., thuộc họ Cơm cháy – Caprifoliaceae.
Mô tả
Cây nhỡ, cao 3 – 6m, cành hình trụ, hơi phồng ở chỗ lá đính vào. Lá mọc đối, khía răng, có cuống. Hoa mọc thành tán kép không đều. kèm theo lá bắc và lá bắc con. Hoa đều, màu trắng, thơm; đài có 5 răng; tràng hợp hình bánh xe, có 5 thuỳ; nhị 5, thò ra ngoài tràng, đính vào gốc của ống tràng; bầu dưới 1 ô, đựng 1 noãn ngược, vòi ngắn hình nón. Quả hạch màu đỏ rồi đen chứa 1 hạt.
Cây ra hoa quả vào mùa xuân.
Bộ phận dùng
Cành lá – Ramulus Viburni Colebrookiani.
Nơi sống và thu hái
Cây mọc ven rừng ở nhiều nơi của nước ta.
Tính vị, tác dụng
Chưa có tài liệu nghiên cứu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Đồng bào Dao ở Bắc Thái dùng làm thuốc chữa vô sinh do viêm tắc buồng trứng. Họ cũng thường dùng cho phụ nữ tắm sau khi đẻ cho mau lại sức, chống được sản dịch.
Ghi chú
Ở Ân Độ, một loài khác là Viburnum foetidum Wall. có nhiều Công dụng,
Chỉ định và phối hợp
Cây chứa tinh dầu, alcaloid kết tinh, có vị se dùng điều kinh dịch, lá dùng uống trị rong kinh và xuất huyết sau khi sinh.
Để lại một bình luận